Theo FB Group Dân Saigon Xưa
Về sau các tư nhân nhập xe ô tô để chuyên chở hành khách gọi là xe đò.
Tuyến xe đò đầu tiên được đem vào khai thác là tuyến Sài Gòn - Trảng
Bàng, Sài Gòn - Tây Ninh. Trước đó, có nghị định bắt buộc chủ xe đò phải
ghi trên một bảng gắn phía ngoài xe nơi dễ thấy số hành khách tối đa.
Phía trong xe ghi bảng giá tiền cước từng cung đoạn. Cả hai bảng đều
viết bằng tiếng Việt, Pháp và Hoa. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Khách dư
một người, chủ xe bị phạt bằng giá trọn tuyến bất kể lên chỗ nào.
Khi các hãng xe đò ra nhiều và chạy khắp các tỉnh, ngành bưu điện áp
dụng thủ tục cho các hãng xe đò đấu thầu chuyên chở bưu phẩm, khỏi phải
mua sắm xe riêng, tiết kiệm cho công quỹ. Chẳng hạn như ở tỉnh Thủ Dầu
Một, chính quyền cho mở các tuyến xe đò kiêm luôn chuyên chở bưu phẩm.
Một số tuyến và chủ hãng xe đò trên những cung đường ngắn giữa hai
thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn đi đến các trung tâm thị tứ thuộc các tỉnh
lân cận hoặc từ tỉnh lỵ này đến tỉnh lỵ kia với điều kiện vận hành được
quy định rất chặt chẽ: Ngày 9.9.1918 Nguyễn Văn Tố ở Bình Hòa Xã hạt Gia
Định được phép chạy xe đò hiệu Peugeot tuyến Chợ Lớn - Lộc Giang, số
hành khách tối đa là 11 người kể cả tài xế, vận tốc 25 km/giờ; ngày
26.11.1918 Huỳnh Quay ở Nhu Gia tỉnh Sóc Trăng được phép chạy xe đò hiệu
Clément Bayard tuyến Sóc Trăng - Bạc Liêu, chở 10 người kể cả tài xế và
lơ xe, vận tốc 30 km/giờ.
Đến năm 1929 số ô tô nhập vào Nam kỳ đã
lên đến 11.000 chiếc, trong đó có 9.000 chiếc xe du lịch, còn gọi là xe
nhà. Vào thời điểm từ 1935, xe ô tô dùng chở khách, chở hàng rộ lên khắp
Nam kỳ. Các nhà tư sản bỏ vốn đầu tư mua xe xin phép chạy khắp các ngả,
từ thành thị đến thôn quê. Ngoài Sài Gòn, Chợ Lớn là trung tâm hoạt
động của các hãng xe đò, xe tải đi về các tỉnh miền Đông, miền Tây, ra
Trung, còn có các hãng xe chạy các tuyến trong nội vi từng tỉnh hay với
các tỉnh lân cận thành một hệ thống như mạng nhện. Ngoài các cá nhân tư
sản bỏ vốn mua xe kinh doanh, Công ty tàu điện Pháp ở Đông Dương cũng
xin chuyên chở hành khách bằng ô tô trên một số tuyến đường đi về các
tỉnh xung quanh Sài Gòn. Ngày 23.2.1937, công ty được Khu trưởng Sài Gòn
- Chợ Lớn cấp giấy phép khai thác vận chuyển hành khách với hành lý
xách tay trên tuyến đường từ Sài Gòn đi Tây Ninh qua Đức Hòa bằng ô tô
ca hiệu Renault 1 sức ngựa, chở được 40 người.
Việc chuyên chở hành
khách và hàng hóa bằng xe đò và xe tải đang tiến triển thì năm 1945 xảy
ra cuộc đảo chính Nhật việc lưu thông bị gián đoạn, vì đường sá bị đào
phá. Một thời gian sau, quân Pháp đánh chiếm các tỉnh lỵ, tái lập các
tuyến đường, cho nhập vào rất nhiều ô tô dân sự. Trong 9 năm dưới sự
kiểm soát của quân đội Pháp, ngành vận tải bằng ô tô tại Sài Gòn phát
triển mạnh.
Hành khách đi xe đò có thể đến các bến xe nằm rác
khắp nơi trong thành phố như bến xe An đông, bến xe Lục tỉnh Petrus
Ký, bến xe Chợ lớn Bình Tây, bến xe Nguyễn cư Trinh, bến xe Nguyễn
thái Học . Sau cuối thập niên 1950s đầu 1960s thì lần lượt
chuyển về bến xe Petrus Ký, xe khách đi các tỉnh thành phố miền
Đông, miền Trung, hay Tây thường sơn màu khác nhau để cho khách
dể tìm xe. Bến xe Petrusky trở nên quá tải, để giải toả áp
lực xe đi miền Tây (được gọi là bến xe Miền Tây) được dời ra
Phú Lâm (Bình Chánh) đổi thành Xa cảng Miền Tây (bến xe Hậu Giang)
khoảng 1965, xe đi Miền Đông vẩn còn ỏ đường Petrus Ký đổi
thành xa cảng Miền Đông. Sau năm 1976 xa cảng miền Đông dời về
quận Bình Thạnh với tên củ Bến xe Miền Đông.
Nguyễn Đình Tư